Ngày 29/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, trên thế giới, các ngành công nghiệp văn hóa đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và được xác định là yếu tố quan trọng, bền vững nhằm thu hút nguồn lực, tạo lợi thế cạnh tranh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, định vị thương hiệu quốc gia. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, trên thế giới, các ngành công nghiệp văn hóa đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ và được xác định là yếu tố quan trọng, bền vững nhằm thu hút nguồn lực, tạo lợi thế cạnh tranh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, định vị thương hiệu quốc gia. Ảnh: Dương Giang/TTXVN |
Để các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế và mang lại giá trị gia tăng kinh tế lớn, góp phần quan trọng phát huy và quảng bá các giá trị tốt đẹp, đặc sắc của văn hóa, truyền thống dân tộc, Chỉ thị đã đề ra các yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể đối với từng Bộ, ngành và các địa phương.
Tri thức may, mặc áo dài Huế trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (Trong ảnh: Mặc Áo dài Huế trong hoạt động đạp xe vì môi trường. Ảnh: Vinh Thông/VOV) |
Trong đó, 1 số nhiệm vụ trọng tâm, như: nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị của các ngành công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội và quảng bá văn hóa Việt Nam; chủ động triển khai Chiến lược theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên các chính sách về ưu đãi đầu tư, đối tác công - tư, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số… nhằm phát huy vai trò, nguồn lực từ cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, đội ngũ nhân lực sáng tạo. Đẩy mạnh liên kết vùng, địa phương trong khai thác và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa. Phát triển thị trường theo hướng từng bước hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa trong nước và quốc tế.
Giới thiệu đến bạn đọc nhiều đầu sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 29/8, tại Thư viện, không gian cà phê sách cộng đồng The Wiselands (quận 3, TP. Hồ Chí Minh), Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức triển lãm sách “Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” (1969-2024).
Triển lãm trưng bày và giới thiệu đến bạn đọc gần 3.000 đầu sách, thông tin chuyên đề của nhiều tác giả viết về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Trong ảnh: Các đại biểu tham quan triển lãm. Ảnh: Thu Hoài/TTXVN) |
Triển lãm diễn ra trong 2 tuần (từ ngày 29/8 đến 14/9) bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến trên website của Hội Xuất bản Việt Nam.
Cũng trong chiều 29/8, GS.TS - nhà văn Trình Quang Phú đã có buổi gặp gỡ, giới thiệu về tác phẩm “Theo dấu chân Người” tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Đây cũng là cuốn sách mà GS.TS Trình Quang Phú thực hiện lời hứa với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cách đây 28 năm. Từ đó, tác giả bắt đầu tìm tòi, sưu tập tư liệu, đi đến những nơi Bác Hồ từng đến để thu thập tư liệu, đối chiếu và viết dưới góc nhìn mới, truyền tải sinh động về câu chuyện và hành trình của Bác ở nước ngoài. Ảnh: Vũ Hường/VOV |
Cuốn sách “Theo dấu chân Người” với gần 600 trang viết về hành trình 30 năm của Bác Hồ ở nước ngoài. Từ khi rời bến Nhà Rồng ngày 5/6/1911 đến hành trình bôn ba năm châu bốn bể, tìm hiểu phong trào đấu tranh cách mạng ở nhiều nước như Pháp, Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Quốc... rồi về Pác Bó (Cao Bằng) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/1/1941).
Tác giả Trình Quang Phú (thứ 5, từ phải) tại buổi toạ đàm chiều 29/8. Ảnh: Vũ Hường/VOV |
GS.TS - nhà văn Trình Quang Phú sinh năm 1940 tại Phú Yên, hiện ông là Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Phương Đông. Đến nay, ông đã có 6 tác phẩm viết về Bác Hồ gồm “Miền Nam trong trái tim Người”, “Người là niềm tin”, “Đường Bác Hồ đi cứu nước”, “Theo Bác Hồ đi kháng chiến”, “Từ làng Sen đến bến Nhà Rồng” và “Theo dấu chân Người”.
Đài Tiếng nói Việt Nam giành Giải Nhất giải Báo chí vì sự nghiệp phát triển VHTT&DL lần thứ 2
Tối 28/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, vào đúng dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Truyền thống ngành Văn hóa (28/8/1945 - 28/8/2024), Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ 2 đã diễn ra trang trọng.
Theo báo cáo của BTC Giải, kể từ ngày phát động, Giải đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cơ quan báo chí, các phóng viên, nhà báo, các hội viên Hội Nhà báo Việt Nam trong cả nước. Tác phẩm tham dự giải được đăng, phát trên các loại hình báo chí: Báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình, ảnh báo chí, từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 15/6/2024.
Các đại biểu tham dự Lễ trao Giải. Ảnh: VOV |
Hội đồng giám khảo đánh giá, tác phẩm dự Giải năm nay không chỉ nhiều về số lượng, đa dạng về đề tài mà còn đạt chất lượng chuyên môn tốt, quy tụ được nhiều cơ quan báo chí lớn, nhỏ ở cả Trung ương và địa phương. Các tác phẩm đều bám sát các chủ đề lớn, phản ánh đậm nét các sự kiện quan trọng của năm 2023 - 2024 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình. Kết quả, Hội đồng chung khảo đã chọn được 94 tác phẩm xuất sắc nhất để trao 5 giải A, 15 giải B, 24 giải C và 50 giải Khuyến khích cho các cá nhân, tập thể.
Tác phẩm: Loạt 5 kỳ “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và sinh tồn” của nhóm tác giả Phương Thúy, Minh Phú, Ngọc Hà, Ngọc Ngà, Minh Châm, Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam giành Giải Nhất loại hình phát thanh Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch lần thứ 2. Ảnh: VOV |
Loạt bài “Công nghiệp văn hóa: Biến sức mạnh “mềm” thành động lực phát triển” của nhóm tác giả Lê Thu, Chu Thúy Ngà, Phạm Thị Bích Ngọc, Lương Thị Thủy Tiên, Ngô Thị Bích Thuận, Phạm Ngọc Diệp, Ban Thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam giành giải Ba loại hình phát thanh. Ảnh: VOV |
Tại Lễ trao Giải, Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ đã phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển VHTT&DL” lần thứ Ba năm 2025. Mùa giải 2025 gắn với kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) và rất nhiều ngày kỷ niệm trọng đại của Đảng, của dân tộc, của ngành, năm tổ chức đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu văn hóa ASEAN”
Tối 29/8, triển lãm “Sắc màu văn hóa ASEAN” đã khai mạc tại quảng trường Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long, trưng bày nhiều hình ảnh đẹp về các quốc gia thành viên. Ảnh: Thương Nguyệt/hanoimoi.vn |
Triển lãm ảnh “Sắc màu văn hóa ASEAN” là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chương trình Ngày hội văn hóa hữu nghị “Sắc màu ASEAN” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội và Đại sứ quán Lào tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
Các đại biểu tham quan triển lãm ảnh “Sắc màu văn hóa ASEAN”. Ảnh: Thương Nguyệt//hanoimoi.vn |
Tối cùng ngày, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tiến hành tổng kết và trao giải Cuộc thi vẽ tranh “Em yêu Hà Nội - Thành phố vì hòa bình” năm 2024. Đây là một trong những hoạt động thiết thực kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập ASEAN (8/8/1967 - 8/8/2024), 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm ngày Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2024).
Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội Trần Thị Phương cùng Phó Đại sứ Lào Latana Siharaj trao giải Đặc biệt cho thí sinh Devanka Morritz đến từ Đại sứ quán Indonesia. Ảnh: Thương Nguyệt/hanoimoi.vn |
Hà Nội tổ chức gần 20 sự kiện vào dịp 2/9
Mới đây, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, có gần 20 sự kiện nổi bật được tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sở Du lịch Hà Nội cùng các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Câu lạc bộ Đình Làng Việt, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức sự kiện “Áo dài kết nối du lịch với Di sản Hà Nội” năm 2024. Chương trình diễn ra từ 5h30 - 9h ngày 1/9 tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, một số tuyến phố thuộc các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Long Biên.
Chương trình “Áo dài kết nối di sản” sẽ diễn ra từ 5h30 - 9h ngày 1/9 tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Quang Thái/hanoimoi.vn |
Phường Hàng Buồm sẽ diễn ra hoạt động trang trí không gian Tết trung thu truyền thống. Ảnh: VGP/Đại Thắng |