Ngày 23/10, tại Hà Nội, Nhà Xuất bản Thông tấn tổ chức lễ ra mắt tác phẩm “Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” của tác giả người Hàn Quốc Cho Chulhyeon, đúng dịp tưởng niệm 100 ngày Tổng Bí thư đi xa.
Tác phẩm “Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” dày 344 trang, do Nhà Xuất bản Thông tấn tổ chức biên dịch, xuất bản. Tác phẩm gồm các phần: Mở đầu “Thời kỳ đi học”, Chương một “Thời kỳ trưởng thành”, Chương hai “Thời kỳ phê bình”, Chương ba “Thời kỳ vì dân”, Chương bốn “Thời kỳ thuận ứng”, Vĩ thanh “Phác họa bức tranh “Cường quốc văn hóa””. Ảnh: Thụy Du/ Báo Hà Nội mới |
Phát biểu tại lễ ra mắt cuốn sách, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định, tác phẩm đã khắc họa rõ nét, sinh động chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ thuở thiếu thời đến những năm là người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp, trong đó tác giả tập trung vào những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hóa… Ảnh: TTXVN |
Tại lễ ra mắt cuốn sách, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang cho biết, với mong muốn độc giả Việt Nam có cơ hội được tiếp cận tác phẩm viết về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lăng kính của một nhà văn nước ngoài, ngày 22/7/2024, Thông tấn xã Việt Nam đã ký kết Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền với Công ty TNHH Jammy Holdings và giao cho Nhà Xuất bản Thông tấn biên dịch, xuất bản tác phẩm “Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” bằng tiếng Việt và tiếng Hàn ở Việt Nam. Theo bà Vũ Việt Trang, đây là cuốn sách đầu tiên do tác giả là người nước ngoài viết về cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ban tổ chức và các đại biểu Hàn Quốc tại lễ ra mắt tác phẩm. Ảnh: TTXVN |
Việt Nam giành 3 giải Vàng tại Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương 2024
Trở về từ Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương 2024 (Asia - Pacific Arts Festival 2024), ngày 21/10, Nghệ sĩ nhân dân Lệ Ngọc thông tin, tại sự kiện này, ba nghệ sĩ của Sân khấu Lệ Ngọc đã được trao giải Vàng, gồm Nghệ sĩ nhân dân Lệ Ngọc với tiết mục “Cô Đôi Thượng Ngàn”, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Văn Hải và nghệ sĩ Phạm Thị Hồng với tiết mục “Bèo dạt mây trôi”.
Nghệ sĩ nhân dân Lệ Ngọc (thứ 5 từ trái sang) nhận giải Vàng tại liên hoan. Ảnh: Sân khấu Lệ Ngọc |
Nghệ sĩ nhân dân Lệ Ngọc cho biết, tại sự kiện này, các nghệ sĩ múa của Sân khấu Lệ Ngọc được trao cúp kỷ niệm dàn múa phụ họa xuất sắc của Ban tổ chức. (Trong ảnh: Tiết mục "Cô Đôi Thượng Ngàn" của Nghệ sĩ nhân dân Lệ Ngọc. Ảnh: Sân khấu Lệ Ngọc) |
Liên hoan Nghệ thuật châu Á - Thái Bình Dương (APAF) được tổ chức nhằm mục đích thúc đẩy sự hòa hợp, hòa bình và tình hữu nghị toàn cầu thông qua trao đổi văn hóa đa dạng, hội thảo và các cuộc thi biểu diễn nghệ thuật.
Tiết mục “Cô Đôi Thượng Ngàn” và “Bèo dạt mây trôi” của Sân khấu Lệ Ngọc đều thuộc di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt và Quan họ Bắc Ninh. Tiết mục của Việt Nam được trao giải thưởng cao quý nhất ở hạng mục Di sản UNESCO Culture Heritage.
Tiết mục “Bèo dạt mây trôi” của Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Văn Hải và Nghệ sĩ ưu tú Phạm Thị Hồng. Ảnh: Sân khấu Lệ Ngọc |
11 tác giả đoạt giải Cuộc thi viết “Ký ức Hà Nội” năm 2024
Sáng 24/10, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III năm 2024.
Cuộc thi được phát động từ tháng 7/2024 nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Sau hơn 3 tháng phát động, Ban tổ chức đã tiếp nhận được hơn 700 tác phẩm dự thi, với nhiều tác phẩm chất lượng, có chiều sâu, có góc nhìn, tư liệu quý về lịch sử, quá trình phát triển của Thủ đô Hà Nội.
Ban Tổ chức trao giải Nhất cho tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương với tác phẩm “Câu chuyện nạn đói năm 1945 và giây phút chạm má vào huy chương ngày Giải phóng Thủ đô”. Ảnh: Ban Tổ chức |
Nhà báo Nguyễn Văn Hoài, Tổng biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, Trưởng Ban tổ chức Giải cho biết: “Một trong những nét mới của cuộc thi năm nay là sự tham gia đông đảo của các bạn trẻ, những người tâm huyết với ký ức cũng như sự phát triển của Thủ đô”. Ảnh: Ban Tổ chức |
Cuộc thi thu hút cả những người nước ngoài tham dự. Ảnh: Ban Tổ chức |
Nhận xét tại cuộc thi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà văn Việt Nam, Trưởng Ban Giám khảo, nhà thơ Trần Đăng Khoa, cho biết, Hà Nội không chỉ là của riêng người Hà Nội mà của cả nước. Nơi đây đang phát triển, thay đổi từng ngày. Các tác phẩm tham dự cuộc thi là những nét bút chớp nhanh, ghi lại những vẻ đẹp mong manh, dễ hòa tan của Hà Nội, đặc biệt là ký ức về ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội. Trong đó, tác phẩm giành được điểm cao nhất có những chi tiết đắt giá mà nếu không phải người trong cuộc sẽ không biết được...
Đặc sắc chương trình Vũ điệu Ban Mê
Tối 19/10, UBND Thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm truyền thống Vũ điệu Ban Mê. Đây là một hoạt động hướng tới Chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk gắn với 120 năm Buôn Ma Thuột hình thành và phát triển; 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk.
Chương trình diễn ra dưới tán cây Long Não cổ thụ trong khuôn viên Biệt Điện Bảo Đại, thành phố Buôn Ma Thuột. Ảnh: H Xíu/VOV |
Ảnh: H Xíu/VOV |
Trong không gian huyền ảo, đầy màu sắc và âm thanh, khán giả được thưởng thức chương trình nghệ thuật và trình diễn thời trang qua các bộ sưu tập thời trang áo dài kết hợp thổ cẩm các dân tộc như Ê Đê, Bana, Jarai…do nhà thiết kế Đặng Thị Minh Hạnh thực hiện. Ảnh: H Xíu/VOV |
Chương trình được dàn dựng công phu, kết hợp tái hiện các nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, tạc tượng, làm gốm, … Ảnh: H Xíu/VOV |