Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer

(VOV5) - Hàng năm, sau mùa an cư kiết hạ (rằm tháng 9 âm lịch), tại Cần Thơ sẽ diễn ra Lễ Tự tứ (Pavāraṇā) kết hợp thả đèn nước Lôy Prôtip tại chùa Sanvor Pô Thi Nhen, quận Ô Môn.
Đây là nghi thức quan trọng trong Phật giáo Nam tông Khmer, đánh dấu sự kết thúc của ba tháng an cư. Với nhiều hoạt động tín ngưỡng đặc sắc, rất đông người dân đến tham gia lễ và cúng bái.
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 1Lễ Tự tứ (Pavāraṇā) có nghĩa là sự yêu cầu hay nói cách khác là sự thỉnh tội, tức là thỉnh cầu chư tăng chỉ lỗi, nhắc nhở, khuyên bảo bằng tâm từ - vì được thấy, vì được nghe, vì được nghĩ - để vị tỳ khưu đương sự thấy lỗi của mình mà sửa sai và hoàn thiện bản thân.
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 2Nghi lễ bắt đầu với việc chư tăng nhập hạ chung mặc y phục chỉnh tề, lễ bái Tam bảo, ngồi với nhau theo thứ tự hạ lạp, lớn hạ đọc trước, nhỏ hạ đọc sau.
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 3Chư tăng chùa Pitukhosarangsay, quận Ninh Kiều làm lễ sám hối trước khi tham dự lễ lớn tại quận Ô Môn
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 4Theo tinh thần của Phật giáo, lễ Tự tứ hay thỉnh cầu vị khác chỉ lỗi của mình là một cách kiểm điểm lại bản thân. Từ những hành động do thân, đến những lời nói phát ra từ miệng, thậm chí là những suy nghĩ từ ý, nếu thấy những lời chỉ dạy đó là đúng sự thật, phải thành khẩn sám hối để được thanh tịnh. Nhờ vậy, mọi thành viên trong Tăng đoàn đều trở nên hoàn thiện, tâm sáng
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 5Pavāraṇā cũng có nghĩa là sự soi sáng, thức tỉnh cho nhau, cho khỏi phạm tội để làm gương cho nhau và cho kẻ hậu lai noi theo
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 6Phật tử thắp hương đến Đức Phật cầu nguyện
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 7Hoa đăng hình hoa sen dành cho chư tăng làm lễ và thả cầu bình an
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 8Chư tăng làm lễ Bái tam bảo và chúc phúc an lành đến Phật tử
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 9Sau khi bái Phật, phật tử thỉnh chư tăng khóa kinh cầu an
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 10Sau khi nghe cầu an, chư tăng cùng phật tử bước vào lễ Lôy Prôtip thả đèn hoa đăng
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 11Múa Rô băm (múa chằn) mở đầu rước đèn hoa đăng của các đơn vị tham gia lễ
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 12Múa Rô băm vốn là thể loại kịch múa cung đình của người Khmer xưa, từng phát triển rực rỡ và chi phối đến đời sống tinh thần, tín ngưỡng của họ
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 13Tuồng tích Rô băm dựa vào những tình tiết của tuồng cổ điển từ Riêm kê với các nhân vật điển hình như nàng Sita, chằn Krông Reap, thần khỉ Hanuman; dựa theo cốt truyện văn học dân gian Khmer địa phương. Cốt truyện thường theo mô típ Thiện và Ác và Thiện luôn thắng Ác
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 14Nghệ thuật Rô băm dùng chính sân khấu để duy trì và truyền lại những triết lý về tôn giáo, giáo dục và đạo lý của đồng bào Khmer. Loại hình nghệ thuật này cũng chính là sản phẩm của trí tuệ, là mảng văn hóa đặc sắc, rực rỡ và riêng có của người Khmer
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 15Trên sâu khấu, các diễn viên không chỉ múa, hát, thoại mà còn biểu diễn hình khối, động tác tay chân đẹp mắt, mỹ thuật và tạo hình đi liền nhau. Ngoài mặt nạ có quy ước riêng, trang phục trên sân khấu của các nhân vật cũng được quy định riêng cho yếm, khăn cổ, yếm trước bụng và sau lưng, bao chân, bao tay có thêu thùa chỉ ngũ sắc, đắp vải trang trí độc đáo
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 16Rô băm rất dễ trở thành một loại kịch múa đường phố để tạo nên không khí lễ hội. Và sự thật thì tại các ngôi chùa, Rô băm đã từ cung đình bước ra sân khấu ngoài trời. Sự dân gian hóa, biến chuyển của loại hình nghệ thuật này xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng một cách tự nhiên. Hơn nữa loại hình nghệ thuật này còn trở thành đặc sản văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 17Đèn nước sau khi được làm xong sẽ được người dân tổ chức đem đi một vòng quanh xóm ấp rồi mới quay về sân chùa tập trung để làm lễ
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 18Những chiếc đèn nước sẽ mô phỏng theo giống kiến trúc của những ngôi chánh điện hoặc ngọn tháp với phần khung được làm bằng gỗ hoặc kim loại để tạo được sự vững chãi. Phần thân, mái ngói và chóp của thuyền được tạo hình bằng giấy bìa cứng. Bên ngoài được trang trí với hoa, đèn và nhang, bên trong bày vật cúng tế
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 19Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitukhosarangsay, quận Ninh Kiều đang diễu hành hoa đăng đến sông trước chùa Sanvor (Tắc Ông Thục) thả
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 20Theo truyền thuyết Phật giáo, người Khmer tổ chức thả đèn nước dưới sông để cúng dấu chân còn lưu lại của Đức Phật trên sông Na Mi Thi hoặc làm mô hình tháp Mô La Mu Ni - nơi cất giữ búi tóc của Phật Thích Ca trên thượng giới. Nghi lễ này mang ý nghĩa Đức Phật hạ giới độ trì chúng sinh, còn người dân thì sám hối đối với thần Đất, thần Nước, thần Gió, thần Lửa
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 21Lễ thả đèn nước Lôy Prôtip mang ý nghĩa để người dân Khmer tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần thiên nhiên đã phù hộ cho họ làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu trong năm sau
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 22Hiện nay, ở ĐBSCL còn rất ít ngôi chùa thực hiện nét văn hóa này. Tại Cần Thơ 1/12 ngôi chùa, còn tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Trà Vinh chỉ rải rác 2 - 3 ngôi chùa tổ chức. Do vậy, các bạn trẻ rất hứng thú đến xem lễ và quyết tâm lan tỏa nét văn hóa đặc sắc này
Lung linh sắc màu Lễ Pavāraṇā và thả đèn nước Lôy Prôtip của đồng bào Khmer - ảnh 23Đối với Phật giáo Nam tông Khmer, việc tổ chức Lễ Tự tứ (Pavāraṇā), lễ thả đèn nước Lôy Prôtip hàng năm là hết sức quan trọng, không chỉ góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, mà còn là dịp để quảng bá đến người dân trong và ngoài nước về những phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer vùng ĐBSCL.
 

Phản hồi

Các tin/bài khác