Câu lạc bộ Nón ba tầm, nơi lưu giữ những làn điệu dân ca Tô Tuấn -   28 Tháng Tư 2014 | 11:43:44 (VOV5) - Câu lạc bộ “ Nón ba tầm” ở phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội là một trong những nơi như vậy. Đối với các di sản văn hoá phi vật thể, việc bảo tồn từ cộng đồng là rất quan trọng để di sản đó phát huy ảnh hưởng trong đời sống xã hội. Những năm gần đây ở Việt nam đã hình thành một số câu lạc bộ văn nghệ nghiệp dư, quy tụ những người yêu thích hát dân ca. Câu lạc bộ “ Nón ba tầm” ở phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội là một trong những nơi như vậy. Tham gia câu lạc bộ, các thành viên không chỉ thể hiện tài năng, niềm đam mê của mình mà còn góp phần lưu truyền, giữ gìn các làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc. Nghe nội dung chi tiết tại đây: Những làn điều dân ca đang cất lên từ sân khấu nhỏ trong khuôn viên khu di tích Đền Vườn ở số 106 phố Pháo Đài Láng là âm thanh quen thuộc với cộng đồng cư dân ở phuờng Láng thượng. Đây là nơi sinh hoạt của câu lạc bộ hát dân ca có tên gọi “ Nón Ba Tầm” quy tụ những người dân yêu thích các loại hình văn nghệ dân gian. Đã gần 6 năm nay, cứ vào mỗi buổi tối, các thành viên câu lạc bộ lại cùng nhau về đây, truyền dạy cho nhau những bài hát dân ca. Cũng từ đây, phong trào văn nghệ dân gian đi vào cuộc sống, lan toả đến các cụm dân cư, trở thành nét sinh hoạt nghệ thuật quần chúng. Điều đáng nói là những hoạt động văn nghệ như thế này luôn được đông đảo người dân ủng hộ, nhất là những người cao tuổi. Các cụ trong Ban quản lý di tích Đền Vườn không chỉ nhận đỡ đầu cho câu lạc bộ, mà còn tạo điều kiện về mặt bằng sân khấu, hỗ trợ phương tiện âm thanh để các thành viên câu lạc bộ có nơi luyện tập, biểu diễn. Cụ Nguyễn Văn Tùng, Thủ từ di tích Đền Vườn, cho biết:“ Câu lạc bộ “Nón ba tầm” do hai vợ chồng chú Bùi Đức Kền và cô Nguyễn Thị Hồng Thắm là người dân trong phường đứng ra thành lập, còn các hội viên của “Nón ba tầm” đa số là các bà, các cô ở trong phường tham gia. Người dân từ thôn Trung đến thôn Thượng, thậm chí có người ở rất xa, nhưng tối nào cũng đến đây tập. Kể từ khi câu lạc bộ Nón ba tầm thành lập đến nay càng hoạt động câu lạc bộ càng phát triển”. Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Chủ nhiệm câu lạc bộ là người yêu và thích hát dân ca Quan họ. Ban đầu chỉ với mong muốn tụ họp những người cùng sở thích để luyện tập vài tiết mục hát Quan họ phục vụ trong những dịp lễ hội trong phường, thế nhưng sau những buổi biểu diễn thành công, tiếng lành đồn xa, nhiều người tìm đến xin tham gia và câu lạc bộ hát dân ca “ Nón ba tầm” cái tên gắn với hình ảnh chiếc nón ba tầm dùng để biểu diễn hát Quan họ đã được thành lập. Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, nhớ lại: Câu lạc bộ đầu tiên chỉ có khoảng hơn 1 chục người và trước đây thành viên chỉ gồm những người yêu thích văn nghệ dân gian của phường Láng Thượng, sau tiếng tăm của câu lạc bộ đã lan đi và nhiều người biết. Đến nay nhiều người ở các phường khác, quận khác trong thành phố nghe thấy cũng tìm đến đây tham gia. Đến nay số thành viên tham gia câu lạc đã lên đến gần 50 người, chủ yếu là các bà, các cô. Trong đó người trẻ ở độ tuổi 35-40, trong khi thành viên cao tuổi nhất cũng đã ngoài 70, nhưng tất cả đều chung niềm đam mê yêu di sản văn hoá của cha ông. Trong quá trình phát triển, hình thức sinh hoạt của câu lạc bộ cũng ngày càng được mở rộng. Các thành viên câu lạc bộ không chỉ đam mê hát Quan họ, mà còn luyện tập múa, biểu diễn nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khác như: hát chèo, cải lương, chầu văn, hát xẩm và hát dân ca mới. Dù hoạt động chỉ mang tính nghiệp dư, tham gia một cách tự nguyện, nhưng thành viên câu lạc bộ “ Nón Ba Tầm” đã tự đầu tư các trang phục, đạo cụ biểu diễn và nhiệt tình tham gia biểu diễn. Với nhiều người, đến sinh hoạt ở câu lạc bộ, họ có dịp được đắm mình vào không gian nghệ thuật, được biểu diễn, đem lời ca, điệu múa thể tình yêu với nghệ thuật, di sản của cha ông. Bà Nguyễn Thị Hiên, thành viên câu lạc bộ, bày tỏ: Tôi đến với lớp học dân gian Quan họ này rất thích. Hôm nào gia đình có việc bận, không đến câu lạc bộ luyện tập được, tôi cảm thấy rất buồn, nhưng hôm sau thế nào cũng phải xin lại bài tập hát ấy. Tôi rất thích hát dân ca Quan họ cũng như hát chèo. Gần 6 năm là khoảng thời gian chưa phải dài kể từ khi câu lạc bộ văn nghệ phường Láng Thượng hoạt động, nhưng tình yêu mà các thành viên câu lạc bộ dành cho văn nghệ dân gian không chỉ là niềm vui đối với mỗi người, mà chính là sức lan toả trong đời sống cộng đồng. Câu lạc bộ tham gia nhiều lễ hội, đoạt nhiều giải thưởng tại các kỳ thi hát dân ca, các cuộc thi, giao lưu văn nghệ của thành phố Hà Nội. Họ còn đem lời ca, tiếng hát đi biểu diễn tại nhiều địa phương khác và đi tới đâu cũng được người xem ủng hộ, khen ngợi. Với tất cả nhiệt huyết, tình yêu với di sản sản văn hoá của dân tộc, những người tham gia câu lạc bộ Nón ba tầm mong muốn lưu giữ các bài hát dân ca, góp phần làm phong phú thêm nền nghệ thuật truyền thống của dân tộc./. Tô Tuấn Phản hồi Dương Thị Quy Cho em hỏi câu lạc bộ mình ngoài hát dân ca có được hát các thể loại nhạc trữ tình... Xem thêm Cho em hỏi câu lạc bộ mình ngoài hát dân ca có được hát các thể loại nhạc trữ tình quê hương ko ạ <<<< Mẹ con năm nay 72 co tham ra dc ko ? mẹ con muốn tham gia ở đâu vào ngày nào ? Đồng thị Nhường Tôi về hưu muốn tham ra CLB nón 3 tầm ở đâu và tuần mấy buổi đi tập tuổi tôi cũng... Xem thêm Tôi về hưu muốn tham ra CLB nón 3 tầm ở đâu và tuần mấy buổi đi tập tuổi tôi cũng 65 tuổi rồi và con cháu 45 tuổi cũng muốn tham gia .tôi ở khâm thiên Quận đống đa SĐT 0983313884 <<<< Xem thêm Phản hồi Gửi đi Các tin/bài khác Trí tuệ nhân tạo giúp ích gì cho sáng tác thơ ca? Khai mạc Trưng bày Hà Nội mở: Bản đồ ký ức dịch chuyển Ngược dòng Hà Nội cùng ca dao Sân khấu IDECAF giới thiệu kịch Dưới bóng giai nhân, cảm tác từ Truyện Kiều