Chín thập niên bản đàn xuân Hà thành

(VOV5) - Trong tiết trời xuân lạnh giá, những điệu ca lời hát mùa xuân thời kỳ ban đầu tân nhạc như gợi lại một vẻ thanh sạch của tâm hồn...

Âm nhạc là một nguồn giải trí quan trọng của đời sống thị dân Hà thành, với tiếng tơ tiếng trúc đã thành bạn với hoa đào cười gió đông, với cánh én liệng lưng trời. Bên cạnh truyền thống khai bút đầu năm đã tạo ra một dòng thi ca xuân, những bài hát nói ca trù chủ đề xuân còn tạo ra một lối sinh hoạt văn nghệ đặc trưng của giới tài tử Hà thành. Làn gió mới của trào lưu Âu hóa đã đem đến hình thức tân nhạc vào giữa thập niên 1930, trong ảnh hưởng của trào lưu những sản phẩm tân thời như báo chí, văn xuôi, Thơ Mới, những bài hát do người Việt sáng tác theo hình thức ca khúc Tây phương đã xuất hiện như một sự thể nghiệm.

Chín thập niên bản đàn xuân Hà thành - ảnh 1Một số bản nhạc chủ đề mùa xuân xuất bản thập niên 1940 - Ảnh: Nguyễn Trương Quý

Nghe âm thanh bài tại đây: 

 
Các nhạc sĩ trẻ đất Hà thành chín thập niên trước khởi sự viết những bài hát xuân đầu tiên có lẽ để thỏa niềm đam mê sáng tạo và khao khát tìm phương thức biểu đạt nội tâm trước sắc xuân. Xuân là cái cớ nhưng cũng là một đối tượng truyền thống cho ngôn từ và giai điệu diễn tả. Bởi thế những bài ca tựa như những giãi bày chân thật và e ấp, chưa có dấu vết của một dụng công thị trường hay thỏa mãn một đám đông. 
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác