Cuộc thi dành cho những nhà làm phim tài liệu trẻ, với chủ đề "Nước"

(VOV5)- Viện Goethe đang phát động tham gia cuộc thi dành cho các nhà làm phim tài liệu trẻ tuổi từ 18 đến 28 với chủ đề năm nay là “Nước”. Cuộc thi nhằm khuyến khích và hỗ trợ các nhà làm phim trẻ, tạo điều kiện để họ thực hiện những ý tưởng độc đáo của mình theo cách làm phim chuyên nghiệp. Hạn nộp đơn là 03.08.2012, gửi về Viện Gớt, Hà Nội. Thông tin có thể tham khảo trên trang Web của liên hoan phim: http://www.goethe.de/ins/th/prj/wif/sdc/viindex.htm

 Beschreibung: 6363322-STANDARD

SEADocs – Giải thưởng phim tài liệu dành cho các sinh viên khu vực Đông Nam Á, là một cuộc thi nhằm khuyến khích nghệ thuật làm phim tài liệu trong khu vực như một phương tiện để liên hệ với các vấn đề bức xúc về môi trường và xã hội.

 

Cuộc thi năm 2012 mời các sinh viên trong độ tuổi từ 18 tới 28 thuộc các nước Campuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam nộp hồ sơ về tác phẩm của họ cùng một bài luận về quá trình làm một bộ phim với chủ đề “H2O: Chìm hay bơi” tới ngày 03 tháng 8 năm 2012

 

Ban giám khảo gồm các chuyên gia về điện ảnh, truyền hình và lâm học ở mỗi nước sẽ lựa chọn ra ba sinh viên dựa trên hồ sơ và bài luận mà họ gửi đi. Các sinh viên được lựa chọn vào vòng trong của mỗi quốc gia sẽ được hướng dẫn bởi các chuyên gia trong suốt 8 tuần sản xuất bộ phim tham dự cuộc thi của họ.

 

Trong thời gian làm phim, các ý tưởng làm phim của sinh viên sẽ được xem xét và phát triển dưới sự hướng dẫn của một nhà chuyên môn và các sinh viên sẽ được nhận một khoản tài trợ trị giá 10.500.000VND để sản xuất một phim tài liệu ngắn (độ dài tối đa 10 phút) có liên quan tới chủ đề đã cho, và phải nộp tác phẩm của mình vào ngày 09.11.2012.

 

Ba sinh viên đạt giải của khu vực sẽ do một ban giám khảo quốc tế lựa chọn và nhận một giải thưởng tiền mặt với trị giá mỗi giải thưởng là 10.500.000VND. Ngoài ra, người đạt giải nhất sẽ được nhận thêm một khoản tài trợ trị giá lên tới 105.000.000VND để sản xuất một phim tài liệu dài vào năm 2013.

 Cuộc thi dành cho những nhà làm phim tài liệu trẻ, với chủ đề
Ảnh: vietpictures.net

Chủ đề của cuộc thi năm nay là nước. Nước là một thành tố phong phú nhất của Trái Đất. Và giờ đây, nước, một trong những tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhất của chúng ta, đại diện cho một trong những thách thức cấp bách nhất về sinh thái và xã hội ở thế kỷ 21 với những hạn chế ngày càng tăng về khả năng sẵn có, chất lượng và về việc  sử dụng nguồn nước ngọt.

Hơn 1,8 tỉ người đang phải sống trong sự khan hiếm nước tuyệt đối vào năm 2025. Khoảng 2/3 dân số thế giới có khả năng rơi vào tình trạng thiếu nước. Với những sự kiện gần đây như hạn hán khủng khiếp ở vùng Sừng Châu Phi hay lũ lụt tàn phá ở Đông Nam Á thì vấn đề đã trở nên rõ ràng những gì nước có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thay đổi mô hình và khí hậu toàn cầu của chúng ta. Sự phụ thuộc cần thiết này là lý do tại sao Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ lại chỉ định 2005-2015 là thập kỷ Quốc Tế của Nước và là lý do tại sao đây cũng là chủ đề chính của SEADocs 2012.


Trong những năm gần đây các nước Đông Nam Á buộc phải đối mặt với những thách thức bởi nước trong những mối quan hệ thay đổi sâu sắc giữa xã hội và mối trường, cho dù là do lũ lụt quá mức hay do thiếu nước ngọt trầm trọng. Yếu tố gây nên sự mâu thuẫn này có lúc là bởi tự nhiên, có khi lại do chính con người gây ra, nhưng trong mọi trường hợp thì mâu thuẫn đó cần phải được cộng đồng và cá nhân mỗi chúng ta đáp ứng lại một cách sáng tạo và mang tính chất lâu dài. Thời điểm để đối mặt với những chủ đề đó không phải là tương lai, mà là hôm nay – Lúc này đây chúng ta cần phải hành động, để “chìm hay bơi” giống như trạng thái biểu hiện này.


Ban tổ chức cuộc thi đòi hỏi các bạn sinh viên Đông Nam Á nhìn nhận các mối quan hệ đa dạng và phức tạp về nước trong khu vực thông qua cái nhìn độc đáo của người làm phim. Cuộc thi thách thức các đạo diễn phim tài liệu trẻ đầy tham vọng hãy nhìn xa hơn những điều đã hiển hiện và tìm kiếm những câu chuyện có sức quyến rũ khác với khẩu hiệu “H2O: Chìm hay bơi”./.

                                                                 

Phản hồi

Các tin/bài khác