Đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

(VOV5) - Ngày 29/01 tại Hà Nội, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội tổ chức "Hội nghị đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992" với sự tham gia của các cán bộ lão thành, thành viên Ủy ban đối ngoại và những người làm công tác nghiên cứu. Các đại biểu tham dự hội nghị đã đóng góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đối ngoại như: việc thể chế hóa đường lối đối ngoại trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sửa đổi, bổ sung thẩm quyền phê chuẩn điều ước, sự phù hợp giữa các quy định về quyền con người trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với các điều ước quốc tế liên quan đến nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; vai trò của Quốc hội và sự phân công, phối hợp giữa Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước. Ngoài ra, các đại biểu còn đóng góp nhiều ý kiến về các vấn đề khác trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng như kỹ thuật lập hiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp với yêu cầu và thực tiễn phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Trong đợt đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đang được triển khai, điều 5 của Dự thảo về tiếp tục khẳng định vấn đề dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược và lâu dài cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp.

Đóng góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 - ảnh 1
Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển (Ảnh minh họa)


Ông Lù Văn Que, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho rằng Hiến pháp phải xác định “Việt Nam là nước đa dân tộc, vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lớn và lâu dài”, và phải khẳng định Nhà nước bảo đảm thực hiện chính sách phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc: “Phải đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện và tạo điều kiện để các dân tộc cùng phát triển. Các dân tộc thiểu số phải phát huy nội lực để phát triển, khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại. Từng bước thu hẹp được khoảng cách chênh lệch giàu – nghèo. xác định các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta như vậy vừa đầy đủ, vừa hợp với thực tiễn; Nếu ai không thực hiện tốt hoặc bỏ sót một trong các nguyên tắc trên là vi phạm chính sách dân tộc, sẽ gây hậu quả khó lường.”/.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác