Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam

(VOV5) - Dư luận trong nước đang hết sức quan tâm và phản đối hành vi của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 vào hoạt động trái phép tại khu vực lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam, coi đây  là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam - ảnh 1
Tàu Trung Quốc chủ động đâm vào tàu Việt Nam. Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp.



Theo ông Đỗ Bình Dương, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.

Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam - ảnh 2
Ông Đỗ Bình Dương

Việt Nam đã thể hiện thiện chí, kiên trì giải quyết thỏa đáng những bất đồng thông qua đàm phán, đối thoại và các biện pháp hòa bình khác theo đúng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, phù hợp với các quy định và thực tiễn Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Ông Đỗ Bình Dương bày tỏ: “Việc tranh chấp về biển, đảo và thềm lục địa giữa đã xảy ra rất nhiều. Không chỉ là của Việt Nam mà ngay cả với nước trên thế giới khiến tôi cũng bất bình. Chính phủ Việt Nam cũng dùng chính sách hòa bình để giải quyết nhưng Trung Quốc dùng áp lực kể cả tàu quân sự nên tôi thấy thực sự bất bình và phản đối”.


Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cũng như ngư dân thành phố Đà Nẵng phản ứng mạnh mẽ việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, vào hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 1/5/2014 đến nay. Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử thành phố Đà Nẵng, khẳng định việc làm này là bất hợp pháp: “Địa điểm mà Trung Quốc kéo tàu dàn khoan đến gần đảo Lý Sơn  là hoàn toàn thuộc phạm vi của Việt Nam và của huyện đảo Hoàng Sa, thuộc thành phố Đà Nẵng. Đây là sự thật lịch sử hiển nhiên không thể chối cãi, không thể tranh cãi. Rõ ràng, đây là một sự vi phạm  của Trung Quốc đối với chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam.”. Ngư dân  Lê Văn Kỳ, thuyền trưởng tàu cá QNg-92479, ở xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết: “Ngư trường này từ ngày xưa nay cha ông ta để lại. Vùng biển này chúng tôi đã đánh bắt ở đó, bây giờ Trung Quốc hành động như vậy rất là phi lý. Chúng tôi cực lực phản đối”.

Ông Phạm Thành Nối, Hội viên Hội Luật gia TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, bày tỏ: “Đây là chủ quyền, lãnh thổ biển đảo của Việt Nam. Trung Quốc  là một nước lớn cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế đối với biển Đông, đồng thời cũng nghĩ đến tình nghĩa của một nước lân bang với nhau. Chúng tôi cực lực phản đối việc Trung Quốc  khai thác dầu khí trên lãnh thổ của Việt Nam và đưa tàu quân sự, máy bay khiêu khích ngư dân Việt Nam.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác