(VOV5) - Ngày 23/01/2021, tròn một năm thành phố Vũ Hán phong tỏa do dịch Covid-19. Vũ Hán và cả Trung Quốc không tổ chức bất cứ hoạt động kỷ niệm nào.
Đại dịch VOCID-19 được phát hiện đầu tiên do một nhóm bệnh nhân nhiễm bệnh bệnh viêm phổi bí ẩn ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đại lục. Một bệnh viện Vũ Hán đã thông báo cho một trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh địa phương (CDC) vào ngày 27 tháng 12 năm 2019. Vào ngày 31 tháng 12, CDC Vũ Hán thừa nhận có một nhóm bệnh viêm phổi không rõ liên quan đến Chợ hải sản Hoa Nam , sau khi các tài liệu chưa được xác minh xuất hiện trên Internet.
Sự bùng phát dịch bệnh tiềm tàng đã sớm thu hút sự chú ý trên toàn quốc, bao gồm cả Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) tại Bắc Kinh, người đã gửi các chuyên gia đến Vũ Hán để tìm hiểu về dịch bệnh. Vào ngày 8 tháng 1, một loại coronavirus mới được xác định là nguyên nhân gây viêm phổi. Trình tự của virus đã sớm được công bố trên cơ sở dữ liệu truy cập mở. Các biện pháp được thực hiện bởi Trung Quốc đã được nhiều người trong đó có Tổ chức y tế thế giới (WHO) ca ngợi.
Đến nay, trên thế giới đã có gần 99 triệu bệnh nhân nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 2,1 triệu người tử vong. Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với hơn 424.000 ca tử vong trong tổng số hơn 25.390.000 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ và Brazil.
Liên quan đến vaccine phòng Covid-19, lô hàng vaccine Covishield thương mại đầu tiên đã đã được Ấn Độ chuyển tới Brazil và Morocco ngày 22/01 sau khi được Chính phủ Ấn Độ cấp giấy phép. Những liều vắc-xin này được sản xuất tại nhà máy của Viện Huyết thanh Ấn Độ, theo bản quyền của Đại học Oxford và hãng dược phẩm AstraZeneca. Hiện tại, Viện Huyết thanh Ấn Độ - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - cũng đã nhận được nhiều đề nghị đặt hàng từ một số quốc gia khác.
Trong khi đó, hãng dược phẩm Pfizer ngày 22/01 cho biết việc thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng Covid-19 của họ đối với trẻ em từ 12 đến 15 tuổi hiện đã được đăng ký đầy đủ, với 2.259 người tham gia.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 22/1 thông báo đã ký thỏa thuận mua 40 triệu liều vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và hãng BioNTech của Đức phối hợp bào chế. Vaccine của Pfizer/BioNTech là loại vaccine đầu tiên trên thế giới được WHO phê duyệt sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để chống đại dịch COVID-19. Trong khi đó, theo một thỏa thuận hiện có, gần 150 triệu liều vaccine AstraZeneca/Oxford đã sẵn sàng được chuyển đến các quốc gia có nhu cầu, sau khi WHO hoàn tất đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vaccine.
Đây là những nỗ lực mới nhất của WHO trong bài toán đảm bảo công bằng trong nguồn cung vaccine trên toàn cầu. Hồi đầu tuần này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus đã chỉ trích các nhà sản xuất vaccine tạo điều kiện cho các nước giàu mua hết nguồn cung vaccine sẵn có.