Kết nối giao thông liên vùng-động lực bứt phá phát triển kinh tế-xã hội

(VOV5) - 20 năm qua, cả nước mới hoàn thành được khoảng 1.000 km đường cao tốc. Giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành 2.000 km đường cao tốc.

Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Kết nối giao thông vành đai liên vùng - động lực cho phát triển bứt phá”, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 4/5. Tham dự tọa đàm có đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông và Vận tải, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyên gia kinh tế.

Kết nối giao thông liên vùng-động lực bứt phá phát triển kinh tế-xã hội - ảnh 1Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Các đại biểu thảo luận cơ chế để tạo đột phá cho các địa phương và doanh nghiệp khi tham gia triển khai các Dự án đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, vành đai 4 vùng Thủ đô. Đây là 2 trong số 5 dự án ưu tiên hàng đầu của quốc gia về giao thông, là 2 cao tốc đô thị, kết nối 2 trung tâm kinh tế, 2 vùng động lực kinh tế lớn nhất.

Các đại biểu cho rằng phần vốn ngân sách Trung ương và địa phương đã được cân đối tương đối hoàn chỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Theo đó, đối với Chính phủ, dự kiến cân đối trên 28.000 tỷ đồng; 3 địa phương Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh phải cân đối trên 28.000 tỷ đồng, trong đó Hà Nội là chủ yếu.

Chính phủ kiến nghị phân chia dự án thành các dự án thành phần, giao địa phương tổ chức thực hiện. Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong trường hợp cần điều chỉnh theo quy định. 20 năm qua, cả nước mới hoàn thành được khoảng 1.000 km đường cao tốc. Giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành 2.000 km đường cao tốc.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác