(VOV5) - Công tác bảo vệ, chăm sóc người khuyết tật luôn được Việt Nam quan tâm. Hiện nay đã có nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Nghe âm thanh bài viết tại đây:
Những năm qua, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ về tài chính, kỹ thuật để chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật. Theo đó, người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập... Bên cạnh đó, Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác. Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật bảo đảm điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. Về vấn đề này, ông Lương Phan Cừ, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, cho biết: “Tinh thần của Hội là chúng tôi thông qua thực hiện 6 chương trình trọng tâm và những hoạt động khác chính là để làm sao cho người khuyết tật bình đẳng. Ví dụ dạy nghề, hoặc chúng tôi trợ giúp xe lăn, làm đường tiếp cận lên xuống trong cộng đồng thì người ta được giao lưu. Hoặc chúng tôi trợ giúp về sinh kế, giúp cho họ con bò, nuôi ong.... có thu nhập. Người ta có cuộc sống về vật chất và người ta cảm thấy mình là người có ích chứ không dựa dẫm”.
|
Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên trao tặng 5 suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Thu Hằng - TTXVN |
“Chúng tôi đã và đang cung cấp tất cả các dịch vụ cho người khuyết tật, giúp cho họ phát huy tất cả những thế mạnh, tạo cho người khuyết tật có sự tự tin hơn trong cuộc sống để giúp họ vươn lên hòa nhập trong cộng đồng. Trung tâm cũng đã tận dụng các nguồn lực sẵn có trong các chương trình của thành phố cũng như huy động tổ chức, cá nhân đồng hành chia sẻ và gánh vác khó khăn của người khuyết tật".
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật. Ngoài ra, người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc. Bà Trương Thị Như Hoa, Giám đốc Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng, cho biết:Bên cạnh việc dạy nghề và tạo việc làm, Nhà nước cũng tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch cho người khuyết tật. Cùng với đó là hoạt động chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng giúp người khuyết tật tự tin hòa nhập cộng đồng.