Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam

(VOV5) - Sau gần 30 năm đổi mới, mở cửa, Việt Nam đã và đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, mở ra cơ hội về tăng trưởng kinh tế, song cũng còn nhiều thách thức, trong đó có việc nâng cao năng lực hội nhập kinh tế của địa phương.

Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra với Việt Nam  - ảnh 1


Đây là nhận định đưa ra tại Hội nghị “Chủ trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế - những vấn đề đặt ra với công tác hội nhập kinh tế quốc tế và định hướng cho địa phương” do Bộ Công Thương tổ chức hôm nay tại Hà Nội. Các đại biểu cho rằng việc hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế đã góp phần củng cố và gia tăng uy tín, hình ảnh, sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế. Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và đang đàm phán tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu; tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài... Nhiều ý kiến cho rằng để công tác hội nhập quốc tế về kinh tế đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian tới, Việt Nam cần cơ cấu ngành hàng xuất khẩu và đặc biệt là chất lượng tăng trưởng. Ở góc độ địa phương, cần có sự định hướng đúng đắn trong quá trình triển khai thực hiện nhằm nâng cao sức mạnh hội nhập trong hoàn cảnh mới.

 

Theo thống kê, hiện Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 155 nước, thu hút đầu tư trực tiếp của các tập đoàn và công ty thuộc 70 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam cũng đã ký kết 88 Hiệp định thương mại song phương; mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới trên 220 thị trường các nước và vùng lãnh thổ./.


Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác