Thu hút doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ở Đồng bằng Sông Cửu Long

(VOV5) - Đề án phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao được triển khai tại 12 tỉnh, thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Hôm nay (14/2), tại Cần Thơ, diễn ra Hội nghị thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030”.

Thu hút doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ở Đồng bằng Sông Cửu Long - ảnh 1Các đối tác ký biên bản hợp tác tại Hội nghị - Ảnh: VGP

Đề án phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao được triển khai tại 12 tỉnh, thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Trước khi nhân rộng Đề án Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai thí điểm 7 mô hình tại 5 địa phương. Ông Lê Thanh Tùng, Phó Chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA), cho biết Đề án giữ vai trò nòng cốt của sản xuất lúa gạo bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và phát triển nông nghiệp ĐBSCL theo hướng bền vững, thuận thiên, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa. 

Đề án 1 triệu ha khi chúng ta áp dụng thì giảm được 50% lượng giống, giảm được 30% lượng phân đạm, giảm được 30% thuốc bảo vệ thực vật, giảm đổ ngã, giảm tổn thất sau thu hoạch và giảm phát thải trung bình 5 – 6 tấn carbon quy đổi đơn vị ha/vụ và đồng thời tăng lợi nhuận 5 triệu đồng/ha. Điều này chứng minh rằng chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện các tiêu chí về kỹ thuật, về công nghệ, về thương mại ở trong đề án này và sự liên kết sản xuất doanh nghiệp với các Hợp tác xã.

Hội nghị nhấn mạnh Đề án với mục tiêu tổ chức lại sản xuất theo chuỗi ngành hàng lúa gạo, nâng cao giá trị gia tăng trong toàn chuỗi, áp dụng các quy trình canh tác bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Đề án cũng hướng tới phát triển thị trường gạo carbon thấp, bao gồm xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cho gạo các bon thấp của ĐBSCL cũng như gạo carbon thấp của Việt Nam.
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác