Bảo tàng liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam: Nơi lưu giữ lịch sử qua ảnh

(VOV5) -Bảo tàng Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam được khởi công vào ngày 28/07/2007 và đưa vào sử dụng ngày 12/12/2012 được xây dựng trên diện tích hơn 3ha. 

Bảo tàng Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam tại bản Đông, huyện Sê-pôn, tỉnh Sạ-vẳn-nạ-khệt, Nam Lào là nơi trưng bày hàng trăm hiện vật, tranh ảnh về chiến dịch Đường 9 - Nam Lào; hình ảnh quân liên minh Việt - Lào vận tải quân lương, vũ khí phục vụ chiến dịch cũng như tình cảm keo sơn gắn bó của nhân dân và lực lượng vũ trang hai nước Lào – Việt Nam.

Bảo tàng liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam: Nơi lưu giữ lịch sử qua ảnh - ảnh 1

Bảo tàng Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam được khởi công vào ngày 28/07/2007 và đưa vào sử dụng ngày 12/12/2012 được xây dựng trên diện tích hơn 3ha. 

Bảo tàng liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam: Nơi lưu giữ lịch sử qua ảnh - ảnh 2

Hệ thống trưng bày của Bảo tàng Liên minh chiến đấu Lào – Việt Nam gồm trưng bày trong nhà và ngoài trời. Phần trưng bày ngoài trời được hình thành với mục đích bổ sung cho phần trưng bày trong nhà, tạo cho bảo tàng một hệ thống trưng bày hoàn chỉnh, lập nên một không gian văn hoá sinh động, hấp dẫn với những hiện vật có ý nghĩa lịch sử rất giá trị bao gồm cả hiện vật và chiến lợi phẩm thu được của đối phương trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Bảo tàng liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam: Nơi lưu giữ lịch sử qua ảnh - ảnh 3

Phần trưng bày trong nhà được thể hiện bằng những hình ảnh, hiện vật, tài liệu…qua 6 chủ đề như: Lịch sử về chiến dịch Đường 9 – Nam Lào; Cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân Lào; Kế hoạch tác chiến và tổ chức lực lượng kháng chiến của quân đội nhân dân Lào và Việt Nam; Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào; Kết quả thắng lợi của quân đội nhân dân Lào và Việt Nam; Tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc Lào và Việt Nam.

Bảo tàng liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam: Nơi lưu giữ lịch sử qua ảnh - ảnh 4

Khu trưng bày về tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc Lào và Việt Nam.

Bảo tàng liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam: Nơi lưu giữ lịch sử qua ảnh - ảnh 5

Chiến dịch Đường 9 – Nam Lào.

Bảo tàng liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam: Nơi lưu giữ lịch sử qua ảnh - ảnh 6

Hàng năm, Bảo tàng đón hàng vạn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập. Trong ảnh: Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đại tướng Chamsamone Chanyalath, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào thăm bảo tàng nhân dịp tham dự Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Lào lần thứ nhất.

Một số hình ảnh, hiện vật tại bảo tàng:

Bảo tàng liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam: Nơi lưu giữ lịch sử qua ảnh - ảnh 7
Địch bị bộ đội Lào – Việt bắt giữ tại căn cứ của chúng.
Bảo tàng liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam: Nơi lưu giữ lịch sử qua ảnh - ảnh 8
Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp về kế hoạch tấn công địch tại chiến dịch đường 9 năm 1971.
Bảo tàng liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam: Nơi lưu giữ lịch sử qua ảnh - ảnh 9
Đồng chí Kaysone Phomvihane thăm bộ đội Việt Nam.
Bảo tàng liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam: Nơi lưu giữ lịch sử qua ảnh - ảnh 10
Hội đàm giữa đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam và đoàn đại biểu Đảng Nhân dân Lào tại Hà nội vào tháng 8/1971.
Bảo tàng liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam: Nơi lưu giữ lịch sử qua ảnh - ảnh 11
Bom và vật liệu nổ của Đế quốc Mỹ sử dụng phá huỷ vùng giải phóng Sephon
Bảo tàng liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam: Nơi lưu giữ lịch sử qua ảnh - ảnh 12
Đạn pháo, mìn 23 của quân đội Lào – Việt.
Bảo tàng liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam: Nơi lưu giữ lịch sử qua ảnh - ảnh 13
Vũ khí của quân đội Lào – Việt sử dụng trong chiến dịch Đường 9 năm 1971.
Bảo tàng liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam: Nơi lưu giữ lịch sử qua ảnh - ảnh 14
Vũ khí và quân trang của bọn tay sai cho Mỹ bị quân đội Lào – Việt thu được trong chiến dịch Đường 9 năm 1971.
 
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác