Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé

(VOV5) - Là xã vùng cao thuần nông của huyện Đồng Văn, Ma Lé chiếm đa phần là đồng bào dân tộc Mông. Cuộc sống của người Mông ở Ma Lé nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung còn nhiều khó khăn do địa hình, thời tiết…Cuộc sống khó khăn là vậy nhưng người Mông vẫn giữ gìn những bản sắc văn hóa riêng và nếp sống đặc trưng của dân tộc mình.

Văn hóa Mông cũng như các phong tục tập quán khác của họ có rất nhiều điểm khác với những tộc người khác đang sinh sống ở Việt Nam, và đặc điểm lớn nhất, nổi trội, dễ phân biệt nhất là người Mông sinh sống trên núi cao. 

Điều dễ nhận thấy khi đến nơi ở của người Mông ở Hà Giang là hàng rào đá tuyệt đẹp bao quanh ngôi nhà trình tường. Hàng rào đá trở thành một phần đời sống, thành nét văn hóa đặc sắc không thể nào bỏ qua mỗi khi nhắc đến vùng đất này.

Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 1

Cũng do sống trên núi cao nên thời tiết rất khắc nghiệt, đặc biệt về mùa đông. Để chống chọi với khí hậu lạnh, đồng bào Mông thường sống trong những ngôi nhà trình tường, bởi nhà mát dịu vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Những ngôi nhà trình tường chính là sản phẩm chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống mà đồng bào người Mông lưu giữ.

Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 2

Nhà của người Mông dựng sát nền đất chứ không xây móng cao như nhiều dân tộc khác. Tất cả cửa chính và của phụ đều phải mở vào trong chứ không hướng ra ngoài.

Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 3

Dù to hay nhỏ, tất cả các ngôi nhà của người Mông đều thống nhất theo một khuôn mẫu nhất định, tức là phải có ba gian. Gian bên trái dùng để đặt bếp nấu nướng và buồng ngủ của vợ chồng gia chủ; gian bên phải dùng để đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa thường rộng hơn hai gian bên và là gian để bàn thờ tổ tiên, đồng thời cũng là nơi tiếp khách, ăn uống cho dòng họ, gia đình.

Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 4

Bếp củi trong nhà của người Mông lúc nào cũng đỏ lửa. Trên bếp, những dải thịt lợn được treo từ bao giờ, màu thịt ngả đen theo màu khói. Thịt lợn treo gác bếp được chế biến thành những món ăn thơm ngon lạ lùng, là đặc sản cho những người từ miền xuôi lên với vùng cao. 

Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 5

Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 6

Nhà của người Mông bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm; ngô, lúa, đậu tương khi thu hoạch về được cất lên gác hoặc treo phía trước nhà. 

Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 7
Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 8

Mọi nông cụ sản xuất sau một ngày làm việc đều được người Mông treo lên cao. Công việc canh tác trên những hốc đá tạo cho người Mông ý chí kiên cường để vươn lên. Đó cũng là lý do người Mông giữ gìn nông cụ sản xuất cẩn thận, là cách để bày tỏ lòng biết ơn với những vật giúp họ duy trì cuộc sống.

Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 9
Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 10
Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 11

Người Mông làm việc luôn chân, luôn tay. Ngoài những lúc lên nương thì đàn ông tranh thủ đi lấy củi, còn phụ nữ ngồi xe lanh. Đám trẻ con, đứa lớn trông đứa bé, quanh quẩn bên ngôi nhà của mình. 

Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 12
Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 13
Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 14

Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 15

Do tập quán sinh sống trên các triền núi cao, giữa rừng đá trập trùng, không đủ đất trồng lúa nên từ bao đời nay, lương thực chính của người Mông là cây ngô . Từ nguồn lương thực này, đồng bào Mông chế biến thành nhiều món ăn độc đáo như mèn mén (bột ngô hấp)…

Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 16
 
Đến thôn Má Lủng của người Mông ở xã Ma Lé - ảnh 17
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác