UNFPA, MSD tích cực đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong mẹ vào năm 2030

(VOV5) - Dự án do MSD for Mothers, MSD Việt Nam và UNFPA tài trợ với sự hợp tác của Bộ Y tế và Sở Y tế 6 tỉnh miền núi (Lai Châu, Sơn La, Bắc Kạn, Gia Lai, Kon Tum và Đắc Nông), có tổng ngân sách hơn 2 triệu USD.

Từ ngày 2-4/4/2025, đoàn giám sát chung từ Bộ Y tế, Quỹ dân số Liên hợp quốc và tổ chức MSD tại Việt Nam (Merck Sharp &Dome) tiến hành đánh giá tiến độ dự án: “Không ai bị bỏ lại phía sau: Các can thiệp sáng tạo để giảm tử vong mẹ tại các khu vực dân tộc thiểu số ở Việt Nam” tại tỉnh Lai Châu.

Dự án do MSD for Mothers, MSD Việt Nam và UNFPA tài trợ với sự hợp tác của Bộ Y tế và Sở Y tế 6 tỉnh miền núi (Lai Châu, Sơn La, Bắc Kạn, Gia Lai, Kon Tum và Đắc Nông), có tổng ngân sách hơn 2 triệu USD. Dự án triển khai các sáng kiến quan trọng nhằm cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình có chất lượng cho phụ nữ dân tộc thiểu số, nhằm đảm bảo không một phụ nữ nào tử vong vì nguyên nhân có thể phòng tránh được trong khi mang thai và sinh đẻ.
UNFPA, MSD tích cực đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong mẹ vào năm 2030 - ảnh 1Đại diện từ UNFPA, MSD Việt Nam và Bộ Y tế đến thăm Trạm Y tế xã Mù Sang và Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ. 

Ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh: Kết quả đã cho thấy sự gia tăng trong việc khám thai định kỳ, số ca sinh tại cơ sở y tế và sự hiện diện của nhân viên y tế tại cộng đồng—tất cả đều góp phần vào việc sinh nở an toàn và chấm dứt các trường hợp tử vong mẹ có thể phòng tránh được:

“Dự án triển khai đã được 3 năm. Chúng tôi đã làm việc với xã Mù Sang, đã gặp gỡ bà con dân tộc với mong muốn nâng cao nhận thức của người dân về những vấn đề như là dinh dưỡng, về tầm quan trọng của việc thăm khám sức khỏe tại các cơ sở y tế, để đảm bảo rằng, các bà mẹ nhận được cái sự chăm sóc sức khỏe phù hợp cũng như là các trẻ em và các em bé sinh ra thì cũng được chăm sóc một cách đầy đủ. Một trong những đổi mới của dự án phát triển mạng lưới "Cô đỡ thôn bản". Họ là những thông hiểu ngôn ngữ của địa phương, được đào tạo kiến thức sản khoa. vì thế họ chính là những người đưa ra những lời khuyên và xác định, nhận dạng những rủi ro có thể dẫn đến một cái tai biến và khuyên các các bà mẹ đã đến thăm khám và sinh đẻ tại cơ sở y tế. UNFPA đang hợp tác với các đối tác để triển khai các giải pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại các địa bàn ưu tiên." Ông Matt Jackson nói.

UNFPA, MSD tích cực đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong mẹ vào năm 2030 - ảnh 2Đoàn đã trao đổi với nhân viên y tế, các đối tác địa phương và phụ nữ dân tộc thiểu số nhằm đánh giá các kết quả triển khai dự án trong 3 năm qua. Ảnh Hà Linh

Theo số liệu của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong mẹ ở các khu vực miền núi và dân tộc thiểu số vẫn ở mức báo động, dao động từ 100-150 ca tử vong trên 100.000 ca sinh sống—cao gấp 2-3 lần so với mức trung bình quốc gia là 46 trên100.000.  

UNFPA, MSD tích cực đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong mẹ vào năm 2030 - ảnh 3Đại diện UNFPA Matt Jackson (bìa phải), bà Bà Katharina Geppert, Tổng Giám đốc MSD9 (thứ 2, phải ) và  Rose Lauren Mariano-Quỹ MSD For Mothers đến thăm một gia đình dân tộc H'mông ở bản Mù Sang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Ảnh Hà Linh

Bà Katharina Geppert, Tổng Giám đốc MSD tại Việt Nam cho rằng, các phát hiện của chuyến giám sát tái khẳng định sự cấp thiết của các can thiệp đổi mới, sáng tạo có kết hợp các yếu tố văn hóa xã hội để thu hẹp khoảng cách trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ tại các khu vực dân tộc thiểu số: “Tại MSD, chúng tôi tin rằng mọi bà mẹ đều xứng đáng được tiếp cận dịch vụ chăm sóc an toàn và chất lượng. Thông qua hợp tác với UNFPA và Chính phủ Việt Nam, chúng tôi đang đầu tư vào các can thiệp sáng tạo để mang lại tác động lâu dài đến sức khỏe bà mẹ ở những cộng đồng khó khăn nhất.” 

UNFPA, MSD tích cực đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong mẹ vào năm 2030 - ảnh 4Bên cạnh đó, đoàn công tác đã làm việc với Sở Y tế để thảo luận các phát hiện của chuyến giám sát và công tác chỉ đạo và đầu tư cho hệ thống y tế cơ sở nhằm đảm bảo tính bền vững của dự

Đánh giá cao về kết quả ban đầu của dự án, bà Trần Thị Bích Loan, Phó Cục trưởng, Cục Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y Tế nhấn mạnh:  "Việc đảm bảo an toàn cho các bà mẹ khi mang thai và sinh con luôn một ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Dự án đã góp phần tích cực giảm tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua việc tăng cường hệ thống y tế cơ sở nhằm cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng. Việt Nam cam kết tiếp tục hợp tác với UNFPA, MSD và các đối tác để đảm bảo rằng mọi phụ nữ, dù ở bất kỳ đâu, đều có quyền được mang thai và sinh con an toàn".

UNFPA, MSD tích cực đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong mẹ vào năm 2030 - ảnh 5Ông Matt Jackson hỏi thăm các bà mẹ trẻ. 

Chuyến công tác ghi nhận nỗ lực của Việt Nam hướng tới việc đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững về giảm tỷ lệ tử vong mẹ vào năm 2030. Hành động kịp thời và đầu tư bền vững là điều cần thiết để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác