Media /
Cầu Ngói có kiến trúc cong như hình con rồng. Mùa hè, hoa phượng nở, đỏ thắm tô điểm thêm vẻ đẹp cây cầu
Cầu Ngói là kiểu cầu “thượng gia hạ trì “, tức là trên là nhà, dưới là ao, sông. Trên đầu cầu có 4 chữ Hán: Quần phương xã kiều, nghĩa là Cầu xã Quần Phương.
Cầu ngói được xây trên 18 cột đá vuông, xếp thành 6 hàng đỡ 9 gian cầu. Những khối đá xếp với tảng gỗ nhìn chênh vênh nhưng thật ra rất chắc chắn qua sự tính toán rất chi tiết của người xưa.
Xưa, cầu ngói là cây cầu đảm bảo thông suốt giao thông của người dân vùng Quần Anh. Ngày nay, một cây cầu bê tông mới được xây dựng sát bên cạnh. Cầu Ngói thành di sản chung của cộng đồng.
Lòng cầu rộng 2m gồm nhiều thanh gỗ lim trên hàng dầm uốn cong. Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang và cũng uốn cong theo thành cầu. Phía ngoài hành lang là lan can với các đố thượng, đố hạ, con song.
Mái ngói rêu phong, uốn cong như hình rồng. Hai đầu cầu là biểu tượng đầu rồng vươn ra phía trước.
Cầu Ngói thể hiện kỹ thuật chạm mộc, đục đá, mỹ thuật tạo bộ khung nhà cầu, vừa cong uốn lượn lại vừa chính xác trong các chi tiết để cây cầu chắc chắn và thẩm mỹ.

Về thăm cầu ngói qua 5 thế kỷ ở Nam Định

(VOV5) - Cây cầu ngói nổi tiếng trong câu ca dao: Ai qua Cầu Ngói Chợ Lương/Ghé thăm Mỹ nghệ Hải Minh làng nghề, là cây cầu ngói bắc qua sông Trung Giang, nay thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
 
Ban đầu xây dựng cây cầu Ngói chỉ lợp cỏ. Sau nhiều đợt trùng tu cầu được lợp ngói. Hai đợt trùng tu lớn nhất vào 1922 và 2011. Hiện nay, cầu Ngói vẫn giữ phong cách kiến trúc thế kỉ 17 và trở thành một trong những cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam hiện nay.

Lan Anh