Phó Chủ tịch IFAD: Hộ nông dân nhỏ là trụ cột của hệ thống lương thực Việt Nam

(VOV5) - Thách thức đối với Việt Nam là đạt được sự cân bằng giữa sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Trước thách thức biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, nông nghiệp thông minh và thích ứng với khí hậu đã trở thành ưu tiên hàng đầu trên toàn cầu. Nhân diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu 2030 (P4G) tại Hà Nội, phóng viên VOV5 phỏng vấn ông Donal Brown, Phó Chủ tịch, Quỹ Quốc tế Phát triển Nông nghiệp (IFAD) trong chuyến công tác tại Việt Nam. Cuộc trò chuyện về vai trò then chốt của các hộ nông dân nhỏ - những người trong việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và tương lai xanh cho Việt Nam.

Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:   
 PV: Cảm ơn ông đã tham gia cuộc phỏng vấn với phóng viên Đài TNVN. Thưa ông, xin ông cho biết sự tham gia của IFAD tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G 2025) tại Hà Nội có ý nghĩa như thế nào?
Phó Chủ tịch IFAD: Hộ nông dân nhỏ là trụ cột của hệ thống lương thực Việt Nam - ảnh 1Ông Donal Brown, Phó Chủ tịch, Quỹ Quốc tế Phát triển Nông nghiệp (IFAD)

Ông Donal Brown: Hội nghị thượng đỉnh P4G là một cuộc họp quốc tế rất quan trọng. Chúng tôi rất biết ơn Chính phủ Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này.

Theo quan điểm của IFAD, chúng tôi cam kết rằng chúng tôi có nhiều kinh nghiệm trong việc đảm bảo bạn xây dựng các hệ thống thực phẩm có khả năng phục hồi và toàn diện. Nếu bạn muốn an ninh lương thực, nếu bạn muốn các hệ thống thực phẩm bền vững, bạn cũng rất cần có sự tham gia của những hộ nông dân nhỏ”. Vì vậy, đảm bảo rằng tiếng nói và quan điểm của người nông dân và cộng đồng nông thôn là một phần của Hội nghị lần này. Chúng tôi xem sự kiện này là cơ hội để nhấn mạnh vai trò của các hộ nông dân nhỏ trong an ninh lương thực toàn cầu.
Tại P4G, chúng tôi mang đến những kinh nghiệm quốc tế, các sáng kiến thực tiễn, và mô hình hợp tác 4P – Đối tác Công-Tư-Nông dân, một cách tiếp cận mà chúng tôi tin sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho các hộ nông dân nhỏ tại Việt Nam. Đối với chúng tôi, 4P đó rất quan trọng, đảm bảo nhà sản xuất là một phần của Quan hệ đối tác công tư đó.

Phó Chủ tịch IFAD: Hộ nông dân nhỏ là trụ cột của hệ thống lương thực Việt Nam - ảnh 2Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi tiếp ông Donal Brown nhân dịp Ông tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu 2030 (P4G) tại Hà Nội từ 14-17/4/2025.
Ảnh IFAD Việt Nam cung cấp

PV: Tại sao các hộ nông dân nhỏ cần được đặt ở trung tâm hệ thống thực phẩm bền vững tại Việt Nam, thưa ông?

Ông Donal Brown: Nếu bạn muốn xây dựng một hệ thống thực phẩm hiệu quả, bạn cần tiếng nói của những người trực tiếp tạo ra lương thực – đó chính là các hộ nông dân nhỏ. Họ là những người đứng ở “dặm đầu tiên” của chuỗi giá trị, và mọi sáng kiến phải bắt đầu từ nơi này. Ở các quốc gia như Việt Nam, nơi nông nghiệp là nguồn sống của hàng triệu người, các hộ nông dân nhỏ góp phần quan trọng vào sản lượng quốc gia. Tuy nhiên, họ thường đối mặt với thách thức thiếu tài nguyên, công nghệ, và cơ hội kết nối với thị trường. Đây chính là lý do chúng tôi nhấn mạnh sự tham gia và sự hỗ trợ cho họ, để họ có thể phát triển và vươn xa hơn.

PV: IFAD nhìn nhận vai trò của 4P trong việc chuyển đổi hệ thống lương thực như thế nào, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam?

Ông Donal Brown: Ở một quốc gia như Việt Nam, với một Chính phủ rất mạnh, với một khu vực tư nhân rất năng động và phát triển, bạn có thể thấy rất nhiều tiến bộ xung quanh lĩnh vực lương thực. Phần lớn nền nông nghiệp của Việt Nam đến từ những người nông dân nhỏ. Bạn cần đảm bảo rằng những người nông dân nhỏ cũng là trung tâm của hệ thống lương thực tại Việt Nam. Có thể thấy  liên quan đến lĩnh vực tư nhân, Việt Nam có nhiều sản phẩm nông nghiệp như gừng, tre nứa xuất khẩu sang thị trường Nhật bản, Hàn Quốc đều xuất phát từ các hộ gia đình nông dân nhỏ. Điều tuyệt vời rằng các dự của IFAD cũng đang có những liên kết với với những hộ nông dân nhỏ đó và với doanh nghiệp tư nhân. Tất cả đang hưởng lợi từ quá trình đó. Tôi nghĩ rằng, ở một đất nước như Việt Nam, nơi có một cộng đồng nông thôn rộng lớn, có rất nhiều hộ nông dân nhỏ và ở đó khu vực tư nhân rất năng động. Vấn đề quan trọng là làm sao đảm bảo được tất mọi người đều được hưởng lợi.

Phó Chủ tịch IFAD: Hộ nông dân nhỏ là trụ cột của hệ thống lương thực Việt Nam - ảnh 3Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Donal Brown, Phó Chủ tịch, Quỹ Quốc tế Phát triển Nông nghiệp và ông Ambrosio N. Barros, Giám đốc Quốc gia của IFAD tại Việt Nam (thứ 2, bìa trái)

PV: Ông nhìn nhận như nào về khái niệm đổi mới sáng tạo trong nông nghiêp Và nhân đây, Ông có thể chia sẻ một số sáng kiến và đổi mới sáng tạo phù hợp cho nông nghiệp tại Việt Nam?

Ông Donal Brown: Ở một quốc gia như Việt Nam, đổi mới là rất quan trọng và là yếu tố sống còn. Cần phải cố gắng đảm bảo rằng có công nghệ tiên tiến để cải thiện nông nghiệp. Là một tổ chức toàn cầu, một trong những lợi thế của IFAD là chúng tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm giữa các quốc gia. Một số ví dụ có thể kể đến như việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật số tại Việt Nam. Làm việc trên các ứng dụng di động.

Ví dụ, để hướng dẫn sử dụng phân bón và tưới tiêu, chúng tôi gọi đó là nông nghiệp chính xác. Do đó, bạn có thể quản lý các nguồn tài nguyên này chính xác hơn nhiều. Điều đó có nghĩa là bạn không làm lãng phí tài nguyên trong khi bạn biết rằng những thứ như phân bón là rất đắt, Vì vậy, sáng tạo để làm sao những người nông dân họ sử dụng phân bón một cách hiệu quả nhất có thể. Hay có các ứng dụng đã phân tích sức khỏe đất và cho bạn biết chính xác loại phân bón nào nên sử dụng ở đâu. Cách xử lý phân bón ở một nơi có thể rất khác nhau, cách xa như nào, Do vậy, ứng dụng sẽ cho phép việc bón phân có được độ chính xác.Ngoài ra, các giống cây trồng mới được phát triển để chống chịu tốt hơn trước điều kiện khắc nghiệt cũng rất quan trọng.
Tại IFAD, chúng tôi mang đến những kinh nghiệm và đổi mới sáng tạo từ hơn 100 các quốc gia khác, đồng thời chia sẻ thành công của Việt Nam với thế giới.

Phó Chủ tịch IFAD: Hộ nông dân nhỏ là trụ cột của hệ thống lương thực Việt Nam - ảnh 4Ông Donal Brown thăm một cơ sở ở Bắc Cạn

PV: Theo ông, nông nghiệp Việt Nam phải vượt qua những thách thức gì để phát triển thông minh đặc biệt có khả năng chống chịu tốt với tình trạng biến đổi khí hậu?

Ông Donal Brown: Tôi nghĩ rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nông nghiệp khi tôi đi thực tế ở một số nơi. Thách thức đối với Việt Nam là cân bằng giữa tăng trưởng nhanh với tăng trưởng bền vững, đặc biệt trong vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Sự cân bằng đó giúp Việt Nam có thể sử dụng đất đai, tài nguyên mà bạn có, ví dụ như sử dụng nước hiệu quả như nào để có được sự tăng trưởng tốt nhất. Thách thức nữa đối với Việt Nam là đạt được sự cân bằng giữa sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Điều này thậm chí còn quan trọng hơn việc đối phó với biến đổi khí hậu. Chúng ta đã chứng kiến một cơn bão lớn xảy ra năm ngoái ở VIệt Nam. Điều này cho thấy biến đổi khí hậu là có thật, đang hiện hữu. Vì thế, tôi cho rằng, chìa khóa nằm ở việc kết hợp các phương pháp canh tác bền vững với quản lý tài nguyên hiệu quả. Điều này bao gồm việc bảo vệ đất, nguồn nước, và tài nguyên thiên nhiên khác, đồng thời cải thiện sinh kế của các hộ nông dân nhỏ.
Tôi nghĩ mối quan tâm IFAD ở Việt Nam là đạt được sự cân bằng phù hợp. Đó là lý do tại sao nhiều dự án mới đến từ IFAD đang xem xét nông nghiệp có khả năng phục hồi và ứng phó tốt với biến đổi khí hậu.
Phó Chủ tịch IFAD: Hộ nông dân nhỏ là trụ cột của hệ thống lương thực Việt Nam - ảnh 5Ông Donal Brown phát biểu tại Hội nghị P4G diễn ra ở Hà Nội. 

PV: Chủ đề của P4G năm nay là 'Chuyển đổi xanh bền vững và lấy con người làm trung tâm'. Thưa ông, như ông đã đề cập thì các hộ nông dân nhỏ ở Việt Nam cần nhất điều gì để có thể trở thành trung tâm của nền nông nghiệp bền vững

Ông Donal BrownKhông chỉ riêng Việt Nam, mà những hộ nông dân nhỏ, cộng đồng nông thôn cần một số thứ. Họ cần nhiều thứ, từ sự tiếp cận công nghệ phù hợp, giống cây trồng mới,đến tài chính và hạ tầng..

Nông dân thường là một trong những người nghèo nhất. Vì vậy họ cần tiếp cận với các công nghệ phù hợp..Họ cần tiếp cận với các công nghệ hạt giống mới và cải tiến. Một yếu tố quan trọng không thể thiếu là việc củng cố các tổ chức như hợp tác xã, giúp nông dân có thể hợp tác sản xuất, tiếp cận thị trường và nhận được giá trị tốt hơn cho sản phẩm của mình. Vâng, củng cố các tổ chức nông dân, các hợp tác xã là một phần quan trọng trong công việc của IFAD...Nếu bạn là một hộ nông dân nhỏ, bạn sẽ rất khó liên kết sản phẩm của mình với thị trường xuất khẩu nơi bạn có được mức giá tốt. Nhưng nếu bạn làm việc thông qua một hợp tác xã, hợp tác xã có thể đóng vai trò trung gian, không chỉ trong việc tổ chức đầu vào mà còn trong việc tổ chức tiếp thị.

Tiếp theo là họ cần tiếp cận cơ sở hạ tầng. Tôi biết ưu tiên là việc làm của Chính phủ. Họ cần có các dự án thủy lợi lớn, các dự án đường bộ lớn. Và, những gì chúng tôi cố gắng và làm là kết nối họ với các dự án cơ sở hạ tầng lớn hơn - chúng tôi gọi đó là đường cấp ba hoặc đường nhánh...Ngoài ra, các dự án tài chính nhỏ, hỗ trợ tín dụng phù hợp là điều rất quan trọng. Nếu không có tài chính, các hộ nông dân khó có thể đầu tư vào công nghệ và phát triển. Đây là một lĩnh vực mà IFAD tập trung mạnh mẽ, nhằm đảm bảo nông dân nhỏ có thể vượt qua các rào cản và đạt được tiềm năng tối đa.
Xin trân trọng cảm ơn Ông.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác